Vệ sinh làm sạch bằng phương pháp Cavitation là một trong những công nghệ làm sạch mới của hãng Valqua – Nhật Bản.
Phương pháp Cavitation của Valqua sử dụng nguyên lý hình thành của “bóng khí” trong chất lỏng do sự tác động biến thiên liên tục của áp suất/dòng chảy lên chất lỏng như nước. Trong điều kiện bình thường, áp suất của chất lỏng tương đối thấp. Khi chịu áp suất cao hơn, các khoảng hơi nổ tung và có thể tạo ra một sóng xung kích mảnh nhưng với động
Cavitation là gì?
Hiệu ứng cavitation trong tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng xâm thực trong nhiều ứng dụng kỹ thuật. Các khoang đột ngột vỡ tung khi áp suất thay đổi xảy ra ở gần bề mặt vật liệu kim loại và lặp lại liên tục theo chu kỳ đã gây ra sức ép trên bề mặt. Điều này dẫn đến sự hao mòn bề mặt của kim loại và tạo nên hiệu ứng “xâm thực” còn được gọi là “cavitation”. Các ví dụ phổ biến nhất của loại hiệu ứng xâm thực này thường được xảy ra ở các tiếp điểm (uốn) cong hoặc nơi xảy ra sự đổi hướng đột ngột của chất lỏng.
Vì sóng xung kích được hình thành bởi các khoang hơi đủ mạnh để theo thời gian gây ra thiệt hại đáng kể cho thiết bị, nên cavitation thường là một hiệu ứng có hại và không mong muốn. Tuy nhiên ứng dụng hiện tượng này, với sự nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng Hãng Valqua – Nhật Bản đã phát triển nên phương pháp vệ sinh làm sạch cặn bẩn bám trong thiết bị mà không gây hại cho thiết bị.
Phương pháp này được áp dụng trong dự án để làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt và được chủ đầu tư đánh giá hiệu quả làm sạch cao, tiết kiệm về chi phí thời gian dừng thiết bị.